Sau gần 100 năm bị xếp xó trong một viện bảo tàng, những khúc xương đầy bụi cuối cùng cũng được ghép lại và hiện nguyên hình một loài khủng long có bề ngoài trông giống cá heo.

Tuy nhiên, khác với loài cá heo thân thiện, loài khủng long trên hóa ra lại thuộc về một dòng “siêu dã thú” thời tiền sử, vốn chưa từng được phát hiện trước đây. Đó chính là kẻ giết chóc có biệt danh “bạo chúa dưới nước”.

Sinh vật trên, có tên Latin là Tyrannoneustes lythrodectikos, từng “khủng bố” cư dân những vùng biển ấm áp dọc theo bờ biển nước Anh vào thời Kỷ Jura, cách đây khoảng 165 triệu năm.

“Bạo chúa dưới nước” được cho là đã hoành hành các vùng biển nước Anh cách đây 165 triệu năm
“Bạo chúa dưới nước” được cho là đã hoành hành các
vùng biển nước Anh cách đây 165 triệu năm - (Ảnh: PA)

Nghiên cứu mới đã giúp hé lộ một trong những siêu dã thú thuộc đời đầu, chỉ những động vật có thể săn những con mồi thậm chí to hơn mình.

Con quái vật răng sắc, được mô tả trên chuyên san Systematic Paleontology, là một con cá sấu nước mặn có chiều dài đến 9 mét khi trưởng thành, với bề ngoài nửa phần giống cá mập, nửa phần giống cá heo.

Bộ xương của nó đã nằm tại Viện bảo tàng Hunterian thuộc Đại học Glasgow kể từ khi được một nhà cổ sinh vật học nghiệp dư khai quật gần Peterborough vào đầu thế kỷ 20.

Và tầm quan trọng của nó cuối cùng đã được phục hồi nhờ vào nhóm chuyên gia của Đại học Edinburgh (Anh).

Nguồn tin: https://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/44630_Khung-long-co-be-ngoai-giong-ca-heo.aspx